Menu  
Tin tức - Sự kiện / Tin tức sự kiện Phong Phú
NHÌN LẠI VÀ TIẾN BƯỚC
 
          Ngày 04/07/2013 Tổng công ty CP Phong Phú đã tổ chức Hội nghị người đại diện phần vốn, sơ kết đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh 06 tháng đầu và kế hoạch 06 tháng cuối năm 2013.
 
Ông Trần Quang Nghị phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
 
              Đánh giá hoạt động người đại diện phần vốn
           Bà Bùi Thị Thu - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty thay mặt HĐQT báo cáo đánh giá hoạt động người đại diện phần vốn trong năm 2012. Theo báo cáo, năm 2012 Phong Phú hoàn thành tốt vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất. Doanh thu toàn Tổng công ty là 6.315 tỷ đồng, đạt 108% nghị quyết đại hội cổ đông, lợi nhuận trước thuế là 305 tỷ đồng đạt 102% đại hội cổ đông, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ vốn điều lệ là 48,7%.
            Tổng số người đại diện vốn của Phong Phú là 26 người, hiện đang nắm giữ 75 vị trí khác nhau. Số vốn được Tổng công ty cơ cấu đầu tư vào sản xuất dệt may, kinh doanh bất động sản và đầu tư dịch vụ, khác… với các hình thức đầu tư công ty con, công ty liên doanh - liên kết và đầu tư các hình thức khác đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Trong năm qua, Tổng công ty đã triển khai 16 dự án lớn nhỏ góp phần tăng doanh thu chung và mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, báo cáo nêu bật những ưu điểm và một số tồn tại nhất định để từ đó có những chính sách tốt hơn đối với người đại diện phần vốn trong năm 2013.
 
Các đại biểu tham dự hội nghị
 
             Nhìn lại 6 tháng đầu năm
          Trong 06 tháng đầu năm 2013, Phong Phú tiếp tục phát huy tinh thần của một doanh nghiệp dẫn đầu Tập đoàn Dệt May Việt Nam với những con số đạt được ấn tượng và hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất. Cụ thể:
 
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch 2013
Thực hiện 6 tháng 2013
So với kế hoạch năm
01
Giá trị sản xuất công nghiệp
Triệu đồng
5,200,000
2,940,885
57%
02
Tổng doanh thu
Triệu đồng
6,200,000
3,326,233
54%
03
Kim ngạch xuất khẩu
1.000 USD
182,500
99,855
55%
04
Lợi nhuận
Triệu đồng
360,000
186,000
52%
 
           Các đơn vị thành viên đều có mức tăng trưởng mạnh và doanh thu trên 50% so với kế hoạch, đây là một tín hiệu đáng mừng để tăng tốc về đích trong 06 tháng cuối năm.
          Tại buổi lễ, ông Phạm Xuân Trình - Tổng giám đốc Tổng công ty đã đánh giá lại nội tại thị trường và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm Phong Phú so với các đơn vị cùng ngành và thế giới. Đồng thời, ông cũng chỉ ra những yếu điểm, những rủi ro thường gặp trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các mặt hàng Phong Phú đang vấp phải, từ đó có hướng khắc phục trong 06 tháng cuối năm và thời gian tới.
 
               Tăng tốc để chạm đích
            Với những kết quả đạt được trong 06 tháng đầu năm, Phong Phú đang chuẩn bị tăng tốc cho kế hoạch 06 tháng cuối năm.
            Đó là những giải pháp đồng bộ về công tác quản lý thông qua việc rà soát hoàn thiện các nội quy, quy chế, cải tiến bộ máy quản lý các cấp, tái cấu trúc các mô hình sản xuất không hiệu quả… Tổng công ty không ngừng cái tiến công tác tổ chức quản lý tăng năng suất và hiệu quả lao động, ổn định chất lượng sản phẩm bền vững, thực hành tiết kiệm, cải thiện môi trường lao động, vệ sinh công nghiệp…
           Các giải pháp về nguồn nhân lực, tài chính, kiểm soát phòng ngừa rủi ro, marketing, kinh doanh, đầu tư, những công tác trọng điểm… cũng được đưa ra thảo luận, đóng góp ý kiến thông qua các tham luận và ý kiến chia sẻ. Đặc biệt, chuyên đề tham luận “Cơ hội và thách thức của Phong Phú khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP” do ông Trần Ngọc Nga - Giám đốc điều hành trình bày tại hội nghị được đánh giá cao về nội dung và những điểm mới.
           Ông Trần Quang Nghị - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty chỉ đạo những nhiệm vụ trong tâm mà Phong Phú phải thực hiện trong thời gian tới: Tiếp tục phát huy nội lực, khai thác ngoại lực, liên kết với các doanh nghiệp tại các địa phương để bổ sung năng lực, phấn đấu thực hiện doanh thu 1 tỷ USD với lợi nhuận tương ứng vào năm 2017. Tiếp tục đào tạo, sắp xếp CB.CNV phù hợp với công việc mà mình đảm trách, hoàn thiện lực lượng nhân sự, đào tạo đội ngũ kế cận, hình thành các nhóm nghiên cứu, phát triển ý tưởng sáng tạo với tư duy đột phá, dám nghĩ dám làm. Đặc biệt, luôn khuyến khích, tạo điều kiện và chăm lo tốt đời sống cho từng CB.CNV.
           Đối với người đại diện phần vốn cần định vị lại áp lực giữa yêu cầu nhiệm vụ và nhận thức tại các doanh nghiệp. Người đại diện vốn phải đại diện cả về giá trị vật chất và tinh thần như văn hóa, ý chí, bản lĩnh, đạo đức…
          Ông cũng lưu ý thêm, trong tình hình khó khăn hiện nay chúng ta cần biết tận dụng những cơ hội mà thị trường hiện có cũng như những cơ hội do chính mình tạo ra. TPP là một trong những cơ hội lớn mà Phong Phú cần đón đầu để trở thành một trung tâm của ngành với những sản phẩm chất lượng dẫn đầu.
Tổng công ty cần tận dụng ưu thế thị trường thông qua việc liên doanh, liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị với nhau. Các giải pháp mở rộng qui mô như sáp nhập, gọi đầu tư, phát hành trái phiếu, liên kết bán lẽ, trường đào tạo… cũng được ông đưa ra để lưu ý. Ông mong rằng, tất cả CB.CNV và người đại diện vốn của Phong Phú đoàn kết cùng cơ quan điều hành phát huy trí tuệ, tâm - tài - đức - dũng - liêm, không suy nghĩ sai lệch, không xa rời trách nhiệm và văn hóa đạo đức kinh doanh của Tổng công ty, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao không để xảy ra tình trạng mất mát cán bộ do làm sai chủ trương, trái văn hóa, mất lòng tin của tập thể…
Phòng KDTT