Menu  
Tin tức - Sự kiện / Tin trong ngành
NHẬP KHẨU BÔNG TỪ MỸ VÀ ẤN ĐỘ TĂNG MẠNH
 
Nhập khẩu bông nguyên liệu của nước ta 7 tháng năm 2013 ước đạt 337 ngàn tấn, trị giá 665,3 triệu USD, tăng 44,2% về lượng và 27,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Nhập khẩu bông từ Mỹ, Ấn Độ tiếp tục gia tăng so với cùng kỳ năm trước, từ 96,2% - 156% về lượng. Giá bông nhập khẩu trong 7 tháng giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước, xuống 1.974 USD/tấn.
 
 
Giá bông thế giới vẫn đang đứng ở mức thấp, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khá
Theo số liệu thống kê, nhập khẩu bông nguyên liệu của Việt Nam 7 tháng năm 2013 ước đạt 337 ngàn tấn, trị giá 665,3 triệu USD, tăng 44,2% về lượng và 27,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Hiện giá bông thế giới vẫn đang đứng ở mức thấp, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta tiếp tục tăng trưởng khá, các đơn hàng khá ổn định. Dự báo, nhập khẩu bông của nước ta quý III/2013 đạt 124 ngàn tấn, tăng 22,6% so vói cùng kỳ năm trước.
 
Trại trồng bông mẫu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
 
Tính đến hết tháng 6 năm 2013, nhập khẩu bông của nước ta từ hai thị trường truyền thống Mỹ và Ấn Độ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2012, từ 96,2 - 156% về lượng, trong khi đó nhập khẩu từ Brazil và Pakistan giảm. Cụ thể:
Nhập khẩu bông từ Mỹ tăng mạnh cả về lượng và trị giá với mức tăng tới 156% về lượng và 118% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012, đạt 136,8 ngàn tấn, trị giá 280,7 triệu USD, chiếm 46,9% tổng lượng nhập khẩu bông trong 6 tháng đầu năm 2013.
Nhập khẩu bông từ Ấn Độ cùng xu hướng với Mỹ, tăng 96,2% về lượng và 74,3% về trị giá so với 6 tháng năm 2012, đạt 69,1 ngàn tấn, trị giá 126,5 triệu USD.
Trái lại, nhập khẩu từ Brazil và Pakistan giảm từ 20,8 - 79% so với cùng kỳ năm 2012, đạt lần lượt 13,6 ngàn tấn, 8,44 ngàn tấn.
Ngoài ra, lượng nhập khẩu mặt hàng này từ một số thị trường khác có mức tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2012 tuy nhiên trị giá thấp như: từ Trung Quốc tăng 338,5%; từ Indonesia tăng tới 835,7%...
Đơn giá:
Giá bông nhập khẩu trung bình của nước ta 7 tháng năm 2013 giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước, xuống 1.974 USD/tấn.
Giá bông nhập khẩu trong tháng 6/2013 từ các thị trường lớn diễn biến trái chiều, trong đó giá nhập khẩu từ Mỹ giảm nhẹ 0,8% so với tháng trước, xuống 2.128 USD/tán. Trái lại, giá nhập khẩu mặt hàng này từ Ấn Độ và Brazil tăng từ 0,8 - 1,5% so với tháng trước. Cụ thể: giá nhập khẩu từ Ấn Độ tăng 0,8% so với tháng trước, lên 1.890 USD/tấn; từ Brazil tăng 1,5% lên 2.100 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2012, giá nhập khẩu bông từ các thị trường trên giảm từ 4,5 - 18,9%.
Như vậy, giá bông nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2013 từ Ấn Độ, Mỹ, Brazil giảm từ 11,2 - 28,9% so với cùng kỳ năm 2012. Hiện giá bông thế giới đang đứng ở mức thấp do nhu cầu yếu, cùng với đó là thời tiết thuận lợi ở Texas - tăng nguồn cung. Dự báo, giá bông nhập khẩu trong thời gian tới sẽ không có nhiều biến động, đứng ở mức 1.847 - 2.215 USD/tấn.
Giá bông trên sàn giao dịch ICE giảm trong phiên giao dịch thứ hai vào hôm thứ tư (17/7) và giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tuần, do nhu cầu  của nhà máy yếu và mưa ở Texas - bang sản xuất hàng đầu tại nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Giá bông kỳ hạn tháng 12 trên sàn ICE đóng cửa giảm 0,7 cent, tương đương 0,8%, xuống 83,67 cent/lb, sau khi chạm mức 83,58 cent, mức thấp nhất kể từ ngày 1/7. Theo số liệu sơ bộ, lượng giao dịch đạt khoảng 9.700 lô, rời xa mứ trung bình 30 ngày khoảng 26.700 lô nhu cầu bông đã bị hạn chế, các nhà máy do dự trong việc mua vào trong khi thị trường đang giảm.
Giá bông đã giảm 3,6% khi mở cửa hôm thứ năm, sau khi một báo cáo hàng tháng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ gây ra lo lắng mới về việc dư thừa hàng hoá toàn cầu ngày càng tăng.
Lượng mưa ở Texas đã giúp giảm bớt lo ngại về nguồn cung trong niên vụ mới bắt đầu từ ngày 01/8, sau khi thời tiết khô héo kéo dài đe doạ cây trồng trong đầu năm nay.
Giá bông tháng 12 chốt phiên ở dưới mức trung bình 50 ngày và 100 ngày trong năm phiên cuối. Hơn nữa, giá bông kỳ hạn sẵn sàng tạo thành một mô hình theo xu hướng kỹ thuật giảm. Việc thu mua từ Trung Quốc giảm - nơi mà một chương trình dự trữ của chính phủ đã dẫn đén nhu cầu bông nước ngoài tăng vọt. Nước tiêu thụ hàng đầu thế giới này đã giảm 40% trong tháng trước so với tháng 6 năm trước.
Tuần trước, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã giảm dự đoán đối với xuất khẩu bông của Hoa Kỳ trong niên vụ 2012/13, do tốc độ xuất khẩu gần đây.
Theo số liệu thống kê, nhập khẩu bông nguyên liệu của Việt Nam 7 tháng năm 2013 ước đạt 337 ngàn tấn, trị giá 665,3 triệu USD, tăng 44,2% về lượng và 27,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Hiện giá bông thế giới vẫn đang đứng ở mức thấp, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta tiếp tục tăng trưởng khá, các đơn hàng khá ổn định. Dự báo, nhập khẩu bông của nước ta quý III/2013 đạt 124 ngàn tấn, tăng 22,6% so vói cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết tháng 6 năm 2013, nhập khẩu bông của nước ta từ hai thị trường truyền thống Mỹ và Ấn Độ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2012, từ 96,2 – 156% về lượng, trong khi đó nhập khẩu từ Brazil và Pakistan giảm. Cụ thể:
Nhập khẩu bông từ Mỹ tăng mạnh cả về lượng và trị giá với mức tăng tới 156% về lượng và 118% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012, đạt 136,8 ngàn tấn, trị giá 280,7 triệu USD, chiếm 46,9% tổng lượng nhập khẩu bông trong 6 tháng đầu năm 2013.
Nhập khẩu bông từ Ấn Độ cùng xu hướng với Mỹ, tăng 96,2% về lượng và 74,3% về trị giá so với 6 tháng năm 2012, đạt 69,1 ngàn tấn, trị giá 126,5 triệu USD.
Trái lại, nhập khẩu từ Brazil và Pakistan giảm từ 20,8 – 79% so với cùng kỳ năm 2012, đạt lần lượt 13,6 ngàn tấn, 8,44 ngàn tấn.
Ngoài ra, lượng nhập khẩu mặt hàng này từ một số thị trường khác có mức tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2012 tuy nhiên trị giá thấp như: từ Trung Quốc tăng 338,5%; từ Indonesia tăng tới 835,7%...
Đơn giá:
Giá bông nhập khẩu trung bình của nước ta 7 tháng năm 2013 giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước, xuống 1.974 USD/tấn.
Giá bông nhập khẩu trong tháng 6/2013 từ các thị trường lớn diễn biến trái chiều, trong đó giá nhập khẩu từ Mỹ giảm nhẹ 0,8% so với tháng trước, xuống 2.128 USD/tán. Trái lại, giá nhập khẩu mặt hàng này từ Ấn Độ và Brazil tăng từ 0,8 - 1,5% so với tháng trước. Cụ thể: giá nhập khẩu từ Ấn Độ tăng 0,8% so với tháng trước, lên 1.890 USD/tấn; từ Brazil tăng 1,5% lên 2.100 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2012, giá nhập khẩu bông từ các thị trường trên giảm từ 4,5 - 18,9%.
Như vậy, giá bông nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2013 từ Ấn Độ, Mỹ, Brazil giảm từ 11,2 – 28,9% so với cùng kỳ năm 2012. Hiện giá bông thế giới đang đứng ở mức thấp do nhu cầu yếu, cùng với đó là thời tiết thuận lợi ở Texas – tăng nguồn cung. Dự báo, giá bông nhập khẩu trong thời gian tới sẽ không có nhiều biến động, đứng ở mức 1.847 – 2.215 USD/tấn.
Giá bông trên sàn giao dịch ICE giảm trong phiên giao dịch thứ hai vào hôm thứ tư (17/7) và giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tuần, do nhu cầu  của nhà máy yếu và mưa ở Texas - bang sản xuất hàng đầu tại nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Giá bông kỳ hạn tháng 12 trên sàn ICE đóng cửa giảm 0,7 cent, tương đương 0,8%, xuống 83,67 cent/lb, sau khi chạm mức 83,58 cent, mức thấp nhất kể từ ngày 1/7. Theo số liệu sơ bộ, lượng giao dịch đạt khoảng 9.700 lô, rời xa mứ trung bình 30 ngày khoảng 26.700 lô nhu cầu bông đã bị hạn chế, các nhà máy do dự trong việc mua vào trong khi thị trường đang giảm.
Giá bông đã giảm 3,6% khi mở cửa hôm thứ năm, sau khi một báo cáo hàng tháng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ gây ra lo lắng mới về việc dư thừa hàng hoá toàn cầu ngày càng tăng.
Lượng mưa ở Texas đã giúp giảm bớt lo ngại về nguồn cung trong niên vụ mới bắt đầu từ ngày 01/8, sau khi thời tiết khô héo kéo dài đe doạ cây trồng trong đầu năm nay.
Giá bông tháng 12 chốt phiên ở dưới mức trung bình 50 ngày và 100 ngày trong năm phiên cuối. Hơn nữa, giá bông kỳ hạn sẵn sàng tạo thành một mô hình theo xu hướng kỹ thuật giảm. Việc thu mua từ Trung Quốc giảm - nơi mà một chương trình dự trữ của chính phủ đã dẫn đén nhu cầu bông nước ngoài tăng vọt. Nước tiêu thụ hàng đầu thế giới này đã giảm 40% trong tháng trước so với tháng 6 năm trước.
Tuần trước, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã giảm dự đoán đối với xuất khẩu bông của Hoa Kỳ trong niên vụ 2012/13, do tốc độ xuất khẩu gần đây.
Nguồn: Thông tin Thương mại