Menu  
Tin tức - Sự kiện / Tin tức sự kiện Phong Phú
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2014: HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
 
Ngày 9/4/2014 tại khách sạn Rex, Tổng công ty CP Phong Phú tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2014. Năm nay, Tổng công ty tiến hành sáp nhập các đơn vị thành viên về công ty mẹ, bầu cử thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ (2014 - 2019).
 
 
Quang cảnh chung của đại hội
 
 
Đoàn chủ tịch gồm ông Trần Quang Nghị, ông Phạm Xuân Trình và Phạm Minh Hương.
 
Tham dự đại hội có sự hiện diện của ông Vũ Đức Giang - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex); Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Ông Trần Quang Nghị - Ủy viên HĐTV, Tổng giám đốc Vinatex; Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Phong Phú. Ông Lê Nhị Năng - Vụ trưởng, Trưởng cơ quan đại diện Ủy Ban chứng khoán nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh. Ông Lê Tiến Trường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc thường trực Vinatex; Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Ông Lê Trung Hải - Phó Tổng giám đốc thường trực phía Nam Vinatex; Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Ông Đặng Vũ Hùng - Phó Tổng giám đốc Vinatex. Ông Uông Tiến Thịnh - Giám đốc điều hành Vinatex. Ông Phạm Xuân Trình - Tổng giám đốc Tổng công ty CP Phong Phú. Các ông bà trong Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐQT, Ban kiểm soát, Cơ quan Tổng giám đốc, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, các trưởng ban/phòng chức năng của Tổng công ty CP Phong Phú, cùng sự góp mặt của 227 cổ đông đại diện cho 60.913.889 cổ phần, đạt tỷ lệ 92,82% vốn điều lệ của Phong Phú.
 
 
Ông Vũ Đức Giang phát biểu chỉ đạo
 
Chung sức vượt khó
Năm 2013, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn do vẫn còn trong thời kỳ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa của Chính phủ, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, các chi phí nhân công, hóa chất, thuốc nhuộm… ngày càng tăng cao.
 
 
Ông Trần Quang Nghị phát biểu và tiếp thu ý kiến của cổ đông
 
Những khó khăn, thách thức trên ảnh hưởng trực tiếp đến Tổng công ty. Tuy nhiên, bằng các giải pháp đúng đắn và chủ động trong công tác chỉ đạo điều hành của HĐQT và Cơ quan Tổng giám đốc, cùng sự đồng lòng của CB.CNV, đã giúp Phong Phú vượt khó thành công, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2013.
Thay mặt HĐQT, ông Phạm Xuân Trình - UVHĐQT, Tổng giám đốc Tổng công ty thông báo tình hình sản xuất kinh doanh năm 2013 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014 của Tổng công ty và được đại hội đồng cổ đông thông qua. Cụ thể:
 
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện năm 2013
Hợp nhất
TCT mẹ
1
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
4.580,70
1.830,31
2
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
280,93
112,13
3
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
244,72
112,13
4
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ
Tỷ đồng
227,02
 
 
Kế hoạch năm 2014 của Tổng công ty:
 
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện năm 2014
Hợp nhất
TCT mẹ
1
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
4.485
3.200
2
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
317
180
3
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ đồng
276
150
4
Tỷ lệ chia cổ tức
%
 
15% - 20% (trên mệnh giá)
 
Với những kết quả đã đạt được trong năm 2013 và quyết tâm trong năm 2014 của đội ngũ CB.CNV Phong Phú, cổ đông thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào sự phát triển của Tổng công ty, đồng thời đại hội nhận được sự đồng thuận 100% của cổ đông với các nội dung quan trọng trình đại hội như: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2013 và kế hoạch 2014; báo cáo thẩm tra tình hình SXKD và tài chính năm 2013 của Ban kiểm soát; báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán 2013; thông qua việc bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh của Tổng công ty - ngành giáo dục mầm non; thông qua phương án sáp nhập Công ty CP Dệt vải Phong Phú (PPF) và Công ty CP Dệt Gia dụng Phong Phú (PPH) vào Tổng công ty; thông qua việc thực hiện cam kết giao dịch trên thị trường chứng khoán có tổ chức và thông qua việc Viantex mua thêm cổ phần để tăng tỷ lệ vốn góp tại Phong Phú.
 
 
Cổ đông bỏ phiếu bầu cử HĐQT và Ban kiểm soát
 
Sáp nhập để gia tăng nguồn lực
Hội nghị lấy ý kiến của cổ đông thông qua phương án sáp nhập, có 99% cổ đông đồng ý sáp nhập hai công ty con là Công ty PPF và Công ty PPH và Tổng công ty mẹ.
Việc sáp nhập được thực hiện theo phương thức hoán đổi cổ phiếu, theo đó Tổng công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu của Công ty PPH, PPF để hoán đổi lấy 100% số lượng cổ phiếu đang lưu hành theo tỷ lệ chuyển đổi được tính toán dựa trên giá trị của 3 công ty. Tỷ lệ hoán đổi: 1:1. Sau sáp nhập, công ty PPH, PPF chấm dứt tồn tại, Tổng công ty sẽ  kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác một cách toàn bộ và nguyên trạng.
Việc Phong Phú sáp nhập nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp để trở thành doanh nghiệp vững mạnh hàng đầu Việt Nam, phát triển sản xuất kinh doanh chuyên ngành dệt may. Đồng thời, Tổng công ty tận dụng lợi thế của sản xuất quy trình khép kín từ sợi - dệt - nhuộm - may hoàn tất và các điều kiện thuận lợi về thuế quan ưu đãi khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc sáp nhập sẽ giúp Phong Phú cộng hưởng được sức mạnh từ các đơn vị thành viên, gia tăng sức mạnh cạnh tranh, chọn lọc đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, cộng hưởng nguồn lực tài chính gia tăng giá trị.
Phát biểu tại đại hội, ông Vũ Đức Giang đánh giá cao những nỗ lực và thành tích của Phong Phú trong suốt thời gian qua, đặc biệt là năm 2013. Đồng thời đề nghị Phong Phú triển khai thực hiện các nội dung như: thông qua sáp nhập các đơn vị thành viên, đề nghị Phong Phú xây dựng đề án sắp xếp lại trong giai đoạn 2015- 2020 và 2020 - 2030. Trong cơ cấu tổ chức xây dựng bổ sung Phòng đánh giá rủi ro trong đầu tư trực thuộc HĐQT và Phòng xây dựng ý tưởng về sản phẩm, thiết kế, thương hiệu Phong Phú hoạt động độc lập trong kinh doanh. Phong Phú xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn ADB hiệu quả, đánh giá lại các mô hình trước đây để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cốt lõi đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và trong nước. Song song đó, Phong Phú tiếp tục xây dựng nguồn lực đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của đơn vị và Tập đoàn.
 
Nguồn nhân lực mới
Đại hội thông qua danh sách các ửng cử viên bầu vào thành viên HĐQT và Ban kiểm soát. Danh sách trúng cử vào HĐQT gồm ông Trần Quang Nghị với 73.906.089 phiếu tín nhiệm (chiếm 121%), bà Phạm Minh Hương với 57.602.288 phiếu tín nhiệm (chiếm 95%), bà Bùi Thị Thu với 57.917.629 phiếu tín nhiệm (chiếm 95%), ông Phạm Xuân Trình với 57.086.917 phiếu tín nhiệm (chiếm 94%) và ông Nguyễn Quang Sáng với 56.972.853 phiếu tín nhiệm (chiếm 94%). HĐQT tiến hành họp và bầu ông Trần Quang Nghị giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Phong Phú, nhiệm kỳ II (2014 - 2019).
 
 
HĐQT và Ban kiểm soát Tổng công ty CP Phong Phú nhiệm kỳ II (2014 - 2019) ra mắt
 
Ban kiểm soát Tổng công ty gồm bà Nguyễn Ngọc Hằng với 61.426.111 phiếu tín nhiệm (chiếm 101%), bà Vũ Thị Thùy Dương với 60.789.073 phiếu tín nhiệm (chiếm 100%) và ông Nguyễn Khắc Sơn với 60.334.902 phiếu tín nhiệm (chiếm 99%). Bà Nguyễn Ngọc Hằng tiếp tục giữ chức vụ Trưởng Ban kiểm soát Tổng công ty nhiệm kỳ II (2014-2019).
Trước đại hội, ông Trần Quang Nghị đại diện cho HĐQT nhiệm kỳ mới tuyên thệ và thể hiện quyết tâm cao độ thực hiện thắng lợi trong giai đoạn mới. Ông chia sẻ, để niềm vui năm 2014 lớn hơn, lan tỏa nhiều hơn, Phong Phú cần rà soát một loạt vấn đề như định hướng chiến lược khi TPP được ký kết. Thị trường bất động sản ấm lại với các phân khúc nhà trung bình và đất nền, đất thương mại bắt đầu có khả năng bán tốt, tài chính mở ra với lãi suất thấp phù hợp với đầu tư lĩnh vực cốt lõi… Ông mong mỏi mọi người hãy tin tưởng, ước mơ, khát vọng và phấn đấu cho một Phong Phú tăng tốc, phát triển nhanh, mạnh, an toàn, hạnh phúc và trường tồn.
Tổ Truyền thông Thương hiệu